TÌM HIỂU LÝ DO TRỜI
KHAI ĐẠO CAO ĐÀI TẠI VIỆT NAM.
SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
VÀ HỘI NHẬP CỦA CAO ĐÀI TIÊN THIÊN
---------------------------------------------------------------------------------------
Đề tài này
gồm 5 phần:
Phần I- Dẫn
nhập.
Phần II - Tìm
hiểu thiên cơ.
Phần III - Sự
hình thành phát triển và hội nhập của Cao Đài Tiên Thiên.
Phần IV -
giáo lý Đạo Cao Đài dạy gì ?
Phần V - Kết
bài:
---------------------------------------------------------------------------------------
Phần I
DẪN NHẬP.
Lịch sử các tôn giáo trên thế giới hơn hai ngàn năm đã có nhiều bậc
giáo chủ, Thánh nhân khai sáng đạo, để giác ngộ nhơn sanh ngõ hầu hoàn thiện
con người và xã hội.
Đến ngày nay, các tôn giáo lớn vẫn đang phổ truyền kinh điển và
pháp môn tu luyện cho hàng trăm triệu tín đồ. Tuy nhiên trên thế giới chiến
tranh vẫn còn tiếp diễn, bạo lực và tàn sát diệt chủng vẫn còn; nghèo đói, bệnh
tật vẫn tràn lan ở nhiều nước, mặc dù văn minh khoa học đã đạt đến đỉnh cao thời
hiện đại. Người ta tự hỏi vai trò của Tôn giáo liệu có thể đem lại hòa bình, an
lạc, tiến bộ cho nhơn loại?
Trong khi đó, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một Tôn giáo xuất hiện!
Phần II
TÌM HIỂU THIÊN CƠ TIỀN ĐỊNH.
- Nguyên nhân theo thiên cơ.
Các kinh điển và cơ bút từ xưa đã tiên tri Tam kỳ Phổ Độ sẽ được
mở ra vào thời hạ nguơn, và danh hiệu Cao Đài sẽ xuất hiện vào thời kỳ nầy Tam
Kỳ Phổ Độ ứng với thời hạ nguơn tức là cơ cứu độ lần thứ ba sau nhứt kỳ phổ độ
vào thượng nguơn và nhị kỳ phổ độ vào trung nguơn.
Thánh giáo ơn trên cho biết, theo luật tuần hoàn trong trời đất,
hay là luật “ Chu nhi phục
thỉ ” thì con đường
sanh hóa và tiến hóa của vũ trụ vạn vật diễn tiến theo từng chu kỳ, từ khởi thỉ
đến kết chung theo một vòng tròn, cuối cùng lại trở về điểm khởi đầu.
Do đó thời hạ nguơn là thời cuối cùng của chu kỳ đó, sẽ chuyển biến
ráo riết trên mọi mặt để chúng sanh trên thế gian được sống trở lại thời thượng
nguơn.
Trong kinh Đại thừa chơn giáo. Đức Chí Tôn đã dạy rõ:
“ Các con khá
biết: Đạo có ba nguơn, ba nguơn ấy là cái số cuối cùng của Trời, Đất. Trước hết
mở đầu là Thượng nguơn, thượng nguơn đây chính là: “ Nguơn Tạo Hóa… Kế đó bước qua trung nguơn thì nhân tâm bất nhứt… Bởi đó đời trung cổ mới có danh là
đời “ Thượng Lực”, mà trung nguơn ấy cũng kêu là
nguơn “ Tranh đấu” nữa. Tiếp đến hạ nguơn, sự tranh đấu
ngày càng ráo riết dữ tợn…Còn hạ nguơn
nầy là nguơn “Điêu tàn
Nhưng hễ loạn là tới trị, vong tất phục hưng, nên nguơn tiêu diệt
tất sẽ bước đến nguơn bảo tồn là nguơn đạo đức phục hưng, để sắp lập lại như đời
thượng cổ, thế nên cũng gọi là nguơn “Tái tạo”
Thế nên Đức
Thượng Đế khai Tam Kỳ Phổ Độ để đem chánh pháp giáo hóa chúng sanh biết giác ngộ,
phục hồi nhân bản, sống đời thuần lương, dần dần xây dựng kỷ nguyên thánh đức.
Đức Chí Tôn đã tiết lộ
thiên cơ:
Các con ôi!
Thầy là chúa tể càn khôn, sanh ra muôn loài vạn vật, bao nhiêu cuộc tuần huờn,
dinh hư tiêu trưởng, đó là sự mầu nhiệm của Thầy đã định sẳn vì vậy, mà buổi hạ
nguơn, Thầy đến xứ Việt Nam nầy để khai đạo, kêu gọi các bậc nguyên nhân hảy sớm
lập công bồi đức, hướng dẫn toàn thể sanh linh tỉnh tu, để về cõi trường tồn
chánh giác hoặc hưởng đời Thượng nguơn thánh đức”.
Dân tộc Việt
Nam
vốn con Hồng cháu Lạc gốc bởi Thần Thánh noi truyền. Có lòng tin tưởng Trời, Phật,
Thánh, Thần, kính thờ nhiều Tôn giáo, ham mộ đạo đức tu hành, nên đã biết và
tin chắc là có linh hồn, có tội, có phước.
Trên thế giới
xưa nay, khi nào bị hổn loạn cạnh tranh, tương sát tương tàn, gây đau thương
cho nhơn loại thì có Tam Giáo ra đời để cứu độ dẫn dắt con người tìm về nẻo thiện,
tìm lẽ sống, chỉ rõ đường lối sáng lạn và tương lai.
Vào thời
Thượng nguơn là nguơn khai hóa tức là nguơn thánh đức. Đời từ Tam Hoàng Ngũ Đế
theo Hồng Bàng huyền sử Tam Hoàng:
“ Thiên hoàng Bàn Cổ, Địa Hoàng Toại Nhân,
Nhơn Hoàng Hữu Sào.”
Ngũ Đế: “ Phục Hy Thánh Đế, Thần nông Diêm Đế,
Đế Khôi, Đế Thừa, Đế Minh.”
Nguơn nầy
Thầy giao cho Tam giáo ra đời dạy dân, nhưng không lập thành giáo hội, không
thu nhận tín đồ, sử dụng đức tin, kính thờ Thần linh và dạy bỏ những mê tín thờ
đa thần bái vật.
Tứ Đại Thánh
Nhân như: “ Nhiên Đăng Cổ Phật, Thái Thượng Đạo Tổ, Phục Hy Thánh Đế, và Thánh
Môi Se. Được gọi là Tôn giáo xuất hiện lần thứ nhứt, đức tin phát khởi của nhân
loại là nhứt kỳ phổ độ( Nhứt thiết long hoa hội).
Xã hội lần
tiến hóa thời đại Trung cổ ( Trung nguơn) Sự biến chuyển con người cạnh tranh
vì tiền tài danh vọng, càng ngày càng gay gắt hơn, không còn kể đồng loại, chủng
tộc, mới xuất hiện tôn giáo cứu thế lần nữa là:
“ Thích giáo, Lão giáo, Nho giáo và Ki Tô
giáo.”
Khác với thời kỳ thứ nhứt, các tôn giáo thời đại
nầy đã hình thành tổ chức giáo hội, có giáo lý, giáo luật, giáo phẩm và ngôi thờ
tự, có định hướng cho tín đồ tu học. Các Tôn giáo cổ cách nay đã trên 2.500 năm
và trên 2.000 năm vẫn còn sinh hoạt bình thường rộng rải khắp nhơn loại, được
xem là Nhị Kỳ Phổ Độ( Nhị thiết Long Hoa Hội), là thời kỳ thứ hai của lịch sử.
Giữa hai cuộc
chiến tranh to lớn của nhơn loại( Đại thế chiến) đầu thế kỷ 20 làm cho nhơn
sanh chịu nhiều đau thương mất mát. Tôn giáo mới Đạo Cao Đài kịp thời xuất hiện
đáp ứng tâm linh trong cuộc sống của con người bị đe dọa liên tục từng giờ, từng
phút, dựa vào đức tin cầu xin bình an, cầu xin được siêu xuất. Nếu chẳng may bị
chiến tranh cướp đi sanh mạng hữu hình, thì cuộc sống bên kia thế giới vô hình
được an bằng hạnh phúc. Trong khi đó Đạo Cao Đài xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 tại
Miền Nam nước Việt Đức giáo chủ vô hình, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã lâm trần vạch
ra chủ trương “ Tam giáo quy nguyên, Ngũ
chi phục nhứt”. Xây dựng tư tưởng hòa đồng Tôn giáo, nhằm xóa mọi ngăn cách tín
ngưỡng.
Đạo Cao Đài
hay là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đấng chúa tể càn khôn, đấng thần linh cao nhất của
cộng đồng nhơn loại, được ghi nhận là Tôn giáo xuất hiện lần thứ ba ( tam thiết
long hoa hội).
Vì thương
nhơn loại! Nên Đức Chí Tôn khai mở Tam Kỳ Phổ Độ. Đem cơ bảo tồn ra đời cứu vớt
sanh linh mà đem vào Thượng nguơn tái tạo, để đưa nhơn loại đến “ Cơ tuyệt khổ
đại đồng”
Thầy có dạy:
“ Từ đây nòi giống
chẳng chia ba,
Thầy hiệp các con lại
một nhà,
Nam Việt cùng rồi
ra ngoại quốc,
Chủ quyền chơn đạo
một mình ta.
Thầy dạy tiếp:
“Nguơn tam
nguơn tuần huờn dựng lại” và cũng có câu: “ Nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù qui
nhứt bổn”. Cho nên Đạo Cao Đài ra đời kỳ ba tại Việt Nam đã đúng thời kỳ, đúng thiên cơ
tiền định.
Nên có câu:
“Từ thuở mấy nơi chẳng
đạo nhà,
Nay ta gầy dựng lập
nên ra,
Ví bằng ai hỏi sao
bao nã,
Rằng trẻ nay sao biến
hóa già.”
“ Các con
là dân tộc Việt, cũng như các dân tộc khác, sanh trưởng trong quả địa cầu nầy,
tình thương tạo hóa cũng ban đồng cho các con cũng như các con khác. Nhưng dân
tộc các con đã đau khổ quá nhiều, non sông Tổ quốc các con đã bị dầy xéo lâu đời,
nhưng các con được trội hơn chúng về đức tin, về lòng đạo đức, ngưỡng mộ Thượng
Đế và các đấng trọn lành. Tình thương các con không thiếu, lòng hiếu hòa các
con có thừa, do đó dân tộc các con mới hạnh ngộ được Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.”
Qua mấy
ngàn năm lịch sử nòi giống Lạc Hồng không mấy khi thoát khỏi vòng nô lệ ngoại
bang và luôn đứng trong hàng chư hầu, về phương diện tư tưởng văn hóa đạo giáo.
Hạnh ngộ
thay! Vào đầu thế kỷ 20 nầy với sự thành lập trên Miền Nam Nước Việt, một nền
tôn giáo mới, do Thượng Đế làm giáo chủ, phối hợp tinh hoa của các đạo giáo
Đông Tây do người Việt Nam chính thức vâng hành khai mở mối đạo vàng, từ năm
1924—1925—1926 . Nước ta mới tự hào rằng đã phát sinh một tôn giáo thuần túy Việt
Nam .
Dùng làm mầm móng cho một nền văn minh tinh thần hội nhập, dung hòa “Tâm Vật.”
Chính cái
tôn giáo đã phát sinh trên non sông đất Việt. Đạo Cao Đài giáo, hay là Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ. khác hơn các tôn giáo trước. Thượng Đế mở đạo kỳ ba bằng phương
pháp thần linh học, thông đồng giữa thiêng liêng trong cõi vô hình và người
phàm ở thế gian hữu hình.
Đấng Chí
Tôn xuống điển bút cơ, lộ hé cho các môn đồ những đạo lý cao siêu để phục hưng
chơn truyền nguyên thủy của các đạo giáo, với mục đích dẫn dắt tánh phàm nhơn,
đến chỗ biết thực hành đạo lý thánh nhơn, cứu nhơn loại trong đời mạt kiếp.
Phần III
SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
VÀ HỘI NHẬP CỦA CAO ĐÀI TIÊN THIÊN.
Tôn giáo
thì hiện đại. Cao Đài Tiên Thiên xuất hiện đồng thời với các hệ phái Cao Đài
năm 1926 nhưng Cao Đài Tiên Thiên, sử dụng đường lối tu tiên của dân tộc Việt,
có nguồn gốc truyền thống từ ngàn xưa, được nung nấu tinh thần dân tộc, không
có chủ trương canh tân phật giáo, tôn thờ các giáo chủ Phật Thánh Tiên, là biểu
tượng tôn chỉ của Tam Kỳ Phổ Độ, Qui Nguyên Tam Giáo, đại đoàn kết tín ngưỡng,
do sự giáo dục của ơn trên về đạo lý, tất yếu đó, mà tín đồ Cao Đài Tiên Thiên
trải qua gần trăm năm lập giáo, đã sát cánh cùng với dân tộc suốt các chặn đường
lịch sử.
Do từ bối cảnh
xã hội Nam Kỳ thuộc pháp vào cuối thế kỷ thứ 19 vào đầu thế kỷ 20 vô cùng tồi tệ
và bi đát, bế tắt tất cả cuộc sống của người dân không nơi nương tựa, cả đời sống
lẫn tâm linh, từ cái ngột ngạt nghẹt thở đó, mới nẩy sinh hai luồng tư tưởng:
1)- Giới
trí thức nho học tìm phương giải thoát cho dân tộc khỏi ách thống trị.
2)- Giai cấp
nông dân tìm đến gởi gấm tâm sự với Thần linh qua cơ bút, đến với cơ bút được
Thần linh an ủi dạy bảo hứa hẹn ngày mai vô cùng tươi sáng, chỉ dẫn đường lối
giải thoát bằng con đường đạo đức, thương yêu đoàn kết, dẫn dắt nhau để xây dựng
cảnh niết bàn tại thế, là tái tạo lại đời “ Thánh đức đại đồng” Năm châu chung
chợ, bốn biển chung nhà.
Do vậy, cơ
bút Cao Đài truyền đi rất nhanh, tham dự cơ bút để học đạo giải thoát linh hồn,
giải thoát cảnh khổ ở thế gian, trong xã hội thời bấy giờ, các sĩ phu nho học
cũng tìm đến để nhờ cơ bút thần linh tuyên đoán vận mệnh dân tộc, xin chỉ đường
cứu nước, bởi các nguyên do đó, mới xuất hiện các phong trào cứu thế khắp Nam Kỳ,
đồng bằng sông Cửu long, cứu thế có nghĩa cứu xã hội khỏi cảnh lầm than cơ cực.
Trong những phong trào cứu thế, đã hòa nhập với cùng lúc hình thành Tôn giáo hiện
hữu.
Cao Đài
Tiên Thiên sứ mạng của quý anh lớn Tiền khai Thất Thánh, Thất Hiền, phải vâng
hành mạng lịnh của Thầy với vai trò phổ độ các con cái của Thầy trong vùng sâu,
vùng xa vùng nông thôn hẻo lánh, nơi đó có những nông dân nghèo đói cơ hàn, thiếu
chữ, thiếu trường, giá trị nhân phẩm gần như bị ngoại bang tước đoạt hết, văn
hóa bị xuống cập và bị ngoại lai, nơi đó bùn lầy nước đọng có nhiều muổi, nhiều
đỉa, mà có dư những cường quyền bạo lực, toàn là ăn hiếp người nghèo đói. Như
những thành phần không tiền đóng thuế thân, không chịu đi lính Tây, làm ruộng bị
mất mùa không lúa đóng thuế, bị chủ điền thu hồi đất lại. Nên phải chạy vào
vùng sâu khai hoang tiếp tục để làm ruộng, trồng khoai, kiếm sống, họ bám đất
như cây bám rễ. Được Chí Tôn mở đạo nơi đó, nhằm tận độ, dẫn dắt những người con
bần hàn đau khổ, nên không có Thánh Tịnh ở thành thị.Những tiết mục như vừa
nêu, cũng đủ cho ta thấy Cao Đài Tiên Thiên là Đạo Cao Đài tự phát do các nhóm
tu Tiên tập họp lại và do cơ bút lập thành, không phải tách ra bởi các phái Đạo
Cao Đài nào khác.
Phần IV
CƠ BÚT TIÊN THIÊN DẠY RẤT
NHIỀU HỆ:
Về siêu nhiên thì dạy: Tánh mạng song tu, luyện đạo huờn
đơn, đạt pháp thân trở về Tiên thiên nhứt khí.
Về Tôn giáo thì dạy: Lễ nghi nhân cách đạo đức con người.
Về xã hội thì dạy: Tương thân, tương ái, đoàn kết
thương yêu.
Về Tổ quốc thì dạy: Công bằng, Trung hậu, tôn thờ Tổ quốc,
kính thờ Tổ tiên, tôn trọng tiền nhân, luôn nhắc nhở dòng giống tiên long trên
bốn ngàn năm lịch sử.
Điều vô
cùng mầu nhiệm của cơ bút là Thần tiên hoán cải tâm linh tín hữu, từ tư tưởng bất
mãn xã hội tột cùng, không lối thoát, đưa họ vào một hy vọng huy hoàng ở tương
lai và trở thành một sức sống mảnh liệt, đức tin sắt đá không gì lay chuyển nỗi,
họ chỉ sợ Trời mà không sợ người, sợ sống khổ hơn sợ chết, vì họ quan niệm chết
là giải thoát, sống là trả quả nghiệp nặng nề. Từ đó thần linh dẫn dắt lần lần
từ yếm thế, trở thành yêu đời yêu nước.
Sâu hơn nữa,
về tính dân tộc khơi gợi tình yêu Tổ quốc, vào năm 1924 tại một đàn cầu Tiên ở
Đồng tháp mười, Thần linh nói rất rõ và cụ thể hơn.
THI
BÀI.
“ Giở địa đồ xem
trang lịch sử,
Bốn ngàn năm lữ thứ
xông pha;
Nhìn xem một
dảy sơn hà,
Long giang cửu khúc nước pha
máu hồng.
Chí quân tử tang bồng
nặng nợ,
Nợ quốc dân ngàn
thuở tổ tiên;
Ai người
chí sĩ trần miền;
Ai nhìn dân tộc ngửa nghiêng
buổi nầy.
Cơ tạo hóa vần xoay
khá tỏ,
Máy kiền khôn mở ngỏ
long hoa;
Tam kỳ
khai đạo nguơn ba,
Việt Nam chủ nghĩa bình hòa năm châu.
Lão đại thần vì đâu
nhắn nhủ,
Vì phương tây lần
lũ bủa giăng
Ỷ mình sức
mạnh xâm lăng,
Đem nền tôn giáo mà giăng câu
ngầm.
Cuộc văn minh tối
tân khoa học,
Dùng ngu dân đầu độc
đồng bào;
Làm cho
văn hóa thoái trào,
Gây nên cái cảnh binh đao ngất
trời.
Đồng tháp mười là
nơi hiển địa,
Vùng thiên nhiên bốn
phía phì nhiêu;
Ngày sau
vũ thuận phong điều,
Anh hùng chí sĩ cờ điều khai
cơ.
Lão đại thần đồ thơ
thử độc,
Lập Cao Đài lừa lọc
linh căn;
Tân dân chủ
nghĩa mới rằng,
Nhớ câu ái quốc nắm phăng đạo
mầu.
Ai còn tiếc công hầu
phẩm vị,
Hảy nhớ câu vong kỷ
vị tha;
Quyết đem
chí cả xông pha,
Vì dân, vì nước mới là trượng
phu.
Dầu ai kẻ dốt ngu
bao nã,
Dầu cùn
đinh sang cả cũng là;
Dầu Nam , Trung, Bắc cũng là Việt Nam .
Đồng bào ôi! Chớ
ham chung đỉnh,
Miếng đỉnh chung phờ
phỉnh đón mời;
Tổ tiên sử
tạc sáng ngời,
Lạc long nòi giống những thời
liệt oanh.
Từ như nguyệt phân
ranh Tổ quốc,
Từ Nam
quang cao ngất núi non;
Trung Nam đi
thẳng Sài Gòn,
Cà Mau sông nước nhìn hòn
Dương đông.
Đất địa linh chín
dòng nước bạc,
Cửu long giang thơm
ngát mùi hoa;
Nỡ đem bán
rẽ sơn hà,
Đồng bào cốt nhục nồi da còn
gì?
Nay lão thần cố tri
nhơn hữu,
Khuyên đồng bào
chăm chú đường ngay;
Tùng nương
dưới bóng Cao Đài,
Sửa nền phong hóa chuyển khai
quốc hồn.
THI
Hồn nước là nền đạo
đức chung,
Chung lo bồi đắp mới
anh hùng
Hùn công hùn sức,
hùn xương máu
Máu đỏ da vàng vẹn
hiếu trung
Trung hậu đảm đang
phần nữ liệt
Liệt oanh nam tử thế
tôn sùng
Sùng tu bền chí thờ
Minh chủ
Chủ nghĩa nước non
quyết vẩy vùng./.
Những lời
thơ trên mang nhiều ý tứ tôn giáo đạo lý, tôn giáo dân tộc, văn hóa xã hội, vạch
đường lối sáng lạng, tuyên đoán tương lai, giai cấp nông dân tin tưởng tuyệt đối
vào thần linh, chờ đợi tôn giáo mới, chờ đợi Minh chúa xuất hiện, sẽ tiếp đón
luồng sinh khí mới. Sự chờ đợi đó được đáp ứng đầy đủ. Tôn giáo mới xuất hiện
năm 1924—1926 Minh chúa hay vị cứu tinh dân tộc xuất hiện năm 1930. chuyển khai
quốc hồn quốc túy, chuyển đất nước Thái bình lạc nghiệp âu ca, cơm no áo ấm đất
Thuấn Trời Nghiêu hiện tại.
Nhơn loại
bước qua thế kỷ 21 nầy đã tiến bộ hơn xưa rất nhiều về phương diện tri thức và
có những xu hướng thực tế để cải thiện đời sống trong sự liên quan đại đồng giữa
các nước trên thế giới.
Thế nên muốn
có đủ điều kiện phổ độ nhơn loại ở đời nầy, thì phải có một tôn giáo qui hợp
chơn truyền của các cổ đạo và dung hòa lý tưởng duy tâm với lý tưởng duy vật của
nhơn loại.
Vì thế, Đức
Chí Tôn mở Đạo Cao Đài, để sửa đời loạn ly, trở thành đời bình trị và phải ban
truyền một đại đồng để kết hợp tinh hoa của các đạo giáo Đông Tây hầu phô bày
chơn lý toàn diện sự sống trong trời đất và lập thành một học thuyết đạo đức hợp
thời, hợp lý nhất.
Phần V
KẾT BÀI.
Cái giáo lý
mới mẻ của Thượng Đế được phân ra chín phẩm ba ngôi, để phổ độ. Tùy thuộc vào
căn cơ và trình độ của từng người. Bất cứ bậc nào trong xã hội cũng đều có bài
học. Nếu học và thực hành đúng thì sẽ được đắc quả kỳ công.
Về tổ chức
hành chánh đạo thi có hiến chương quy định.
Về chức sắc
thì có Pháp chánh truyền ấn định quyền hành và phẩm phục.
Về các cơ sở
họ đạo Thánh Tịnh Thầy cũng phân định từng nơi tổ chức lễ hội truyền thống có
mang tính lịch sử và nguồn cội văn hóa dân tộc.
Thí dụ như:
Họ đạo Thánh Tịnh Ngũ long Môn ở Bình Đại, Bến
Tre hằng năm phải giữ tục lệ tết đoan ngọ vào ngày mùng 5 tháng 5. kỷ niệm ngày
Thần Nông vị tổ dạy làm nông nghiệp và y học.
Họ Đạo
Thánh Tịnh An Thiên chợ Lách Vĩnh Long. Và Họ Đạo Thánh Tịnh Ngọc Long Thành
châu Thành, Long An hai Thánh Tịnh nầy được lịnh Chí Tôn Khai Đại Lễ Trùng cửu
mùng 9 tháng 9 mùa Báo hiếu Cửu huyền Thất Tổ và những tiền bối dựng nước, từ họ
Hồng Bàng cũng như các anh hùng liết sĩ giữ nước.
Họ Đạo
Thánh Tịnh Ngọc Sơn Quang ở Măng Thít Vĩnh long ơn trên dạy dựng Đài Ngưỡng
Thiên Tế Đàn Nam
giao Cầu nguyện Hòa bình vào ngày 14 và rằm tháng 11 năm 1970.
Họ Đạo
Thánh Tịnh Hòa An Phổ Hóa. Cai lậy Tiền Giang ngày 17-18/ 2 /1972.
Họ Đạo Thánh Tịnh Kim Thành Long Chợ Gạo Tiền
Giang. Ngày18-19 / 2 / 1973.
Họ Đạo Tòa Thánh Thiên Thai Vô Vi Cai lậy, Tiền Giang ngày 19 -20 /2 /1974. Bốn
Thánh Tịnh, Ơn trên dạy Thiết Đại Hội Cầu Nguyên Hòa Bình ở Việt Nam Và Đông
Dương.từ năm 1970—1974. Hằng năm các Thánh Tịnh nầy phải tổ chức kỷ niệm.
Đạo Cao Đài
Tiên Thiên là một tôn giáo phát sinh trong lòng dân tộc, phục hồi đạo đức văn
hóa dân tộc của người Việt Nam và giữ vững truyền thống không để mất gốc xa nguồn
của dân tộc, vì tiền nhân đã từng vào tù ra khám chết chóc đau thương để dành lại
Tổ quốc thân yêu cho tới hôm nay. Là bậc kế thừa, chúng ta phải gìn giữ những
truyền thống tốt đẹp đó, làm cho nước nhà ngày càng thêm giàu đẹp, phát triển để
kịp sánh vai với các cường quốc có đạo đức
trên thế giới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét